BlogVNFX

Bản tin tài chính tuần 25/09 – 29/09/2023: Chờ đợi báo cáo lạm phát tại Mỹ và châu Âu

Bản tin tài chính cho tuần 25/09 – 29/09 hãy cùng BlogVNFX cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện nổi bật nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?

Bản tin tài chính tuần 25/09 – 29/09/2023: Chờ đợi báo cáo lạm phát tại Mỹ và châu Âu

  1. Thước đo lạm phát ưa thích của FED

Tại Mỹ, sự chú ý của giới đầu tư sẽ tập trung vào báo cáo Chỉ số giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Chỉ số được dự báo sẽ tăng nhanh trở lại, với mức tăng theo năm là 3,5% và mức tăng theo tháng là 0,5%. Chỉ số PCE cốt lõi cũng lần lượt đạt mức 3,9% và 0,2%.

Giới chức FED coi chỉ số giá PCE là thước đo lạm phát ưa thích vì nó theo dõi các quyết định chi tiêu thực tế của người tiêu dùng chặt chẽ hơn so với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). FED đặt mục tiêu lạm phát PCE ở mức 2% hàng năm như một phần của nhiệm vụ kép là ổn định giá cả và thị trường việc làm.

Báo cáo PCE có thể là số liệu cuối cùng mà các nhà hoạch định chính sách nhận được trước khi chính phủ Mỹ đối mặt với khả năng đóng cửa từ ngày 1/10. Khi chính phủ đóng cửa hồi năm 2013, việc cung cấp báo cáo việc làm và các số liệu khác đã bị trì hoãn.

Các dữ liệu đáng chú ý khác của kinh tế Mỹ trong tuần này bao gồm dữ liệu về doanh số bán nhà mới, tâm lý người tiêu dùng và số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền. Cục Điều tra Dân số Mỹ sẽ công bố ước tính lần thứ ba về tăng trưởng GDP quý II cũng như các điều chỉnh trong dự báo.

  1. Lạm phát hạ nhiệt tại châu Âu

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde sẽ điều trần tại Nghị viện châu Âu vào thứ Hai, trong một phiên họp có thể sẽ đề cập đến quyết định tăng lãi suất mới được đưa ra gần đây.

Một số nhà hoạch định chính sách khác cũng sẽ có bài phát biểu trong những ngày tới bao gồm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau và Chuyên gia Kinh tế trưởng Philip Lane của ECB .

Tâm điểm của thị trường sẽ là các số liệu lạm phát của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và các nền kinh tế trong khu vực. Dự kiến, áp lực giá cả tại Eurozone, và Đức, Pháp, Italy sẽ đồng loạt ghi nhận tín hiệu hạ nhiệt, sau các đợt tăng lãi suất của ECB.

Trong khi số liệu lạm phát thu hút phần lớn sự chú ý, một dữ liệu nổi bật khác là chỉ số niềm tin kinh doanh Ifo mới nhất tại Đức. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện đang trong tình trạng suy yếu và chỉ số được công bố vào thứ Hai đầu tuần, sẽ cho thấy liệu có bất kỳ dấu hiệu lạc quan nào về khả năng cải thiện tăng trưởng hay không.

  1. Trung Quốc công bố chỉ số PMI

Một tuần trước khi Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Valdis Dombrovskis đến thăm Trung Quốc, các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu Nhà quản trị mua hàng (PMI) của nước này được công bố vào thứ Bảy để phân tích tình trạng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Dự kiến, chỉ số PMI sản xuất Trung Quốc sẽ đạt mức 50,4 trong tháng 9, cho thấy sự mở rộng hoạt động trở lại sau 5 tháng thu hẹp liên tiếp. Chỉ số PMI phi sản xuất cũng cải thiện từ mức 51 trong tháng 8 lên 52 trong tháng 9, cho thấy sự mở rộng hoạt động một cách ổn định.

Các chỉ số PMI theo khảo sát độc lập của Caixin cũng được dự báo cải thiện từ 51,0 lên 51,2 đối với lĩnh vực sản xuất, và từ 51,8 lên 52,6 đối với lĩnh vực dịch vụ. Đây sẽ là tín hiệu tích cực, cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và có thể hướng tới đà phục hồi mạnh mẽ hơn trong phần còn lại của năm 2023.

  1. Nguồn cung thắt chặt sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu

Giá dầu thế giới đã giảm trong tuần trước khi nỗi lo về quan điểm diều hâu của các ngân hàng trung ương làm rung chuyển thị trường. Giá dầu Brent giảm 0,3% – qua đó chấm dứt chuỗi 3 tuần tăng liên tiếp, trong khi giá dầu WTI cũng có tuần giảm đầu tiên sau 4 tuần.

Tuy nhiên, điều này đã phần nào được bù đắp bởi lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu từ Nga, tín hiệu cho thấy nguồn cung toàn cầu thậm chí sẽ còn thắt chặt hơn trong những tuần tới. Lệnh cấm xuất khẩu được đưa ra sau đợt cắt giảm nguồn cung sâu hơn dự kiến từ Nga và Arập Xêút – động lực chính dẫn đến đà tăng giá dầu trong năm nay.

Nhiều nhà phân tích nhận định giá dầu thô tại thị trường Mỹ và các thị trường quốc tế sẽ tăng lên đến hoặc vượt mức 100 USD/thùng, mức vẫn chưa đạt được kể từ năm ngoái.

Theo nhà phân tích thị trường Fawad Razaqzada tại công ty tài chính City Index và trang FOREX.com, giá dầu Brent đã vượt mức 95 USD/thùng và có thể hướng đến mức 100 USD/thùng nếu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước liên minh (OPEC+) tiếp tục thắt chặt nguồn cung.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 22/09

Chỉ số quan trọng Điểm Thay đổi so với phiên trước Thay đổi trong 5 ngày Thay đổi trong 1 tháng
S&P 500 (Mỹ) 4.320,06 -0,23% -2,93% -1,94%
NASDAQ (Mỹ) 13.211,81 -0,09% -3,62% -2,79%
DOW JONES (Mỹ) 33.963,84 -0,31% -1,89% -1,12%
DAX (Đức) 15.557,29 -0,09% -2,12% -0,48%
NIKKEI 225 (Nhật Bản) 32.402,41 -0,52% -3,37% +2,46%
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) 3.132,43 +1,55% +0,47% +2,23%
HANG SENG (Hong Kong) 18.057,45 +2,28% -0,69% +0,56%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 22/09

Cổ phiếu Thay đổi Giá hiện tại
Alibaba Group Holding Limited (BABA) +4,98% 88,30 USD
Tesla, Inc. (TSLA) -4,23% 244,88 USD
Target Corporation (TGT) -4,02% 112,60 USD
Ford Motor Company (F) +1,89% 12,43 USD
Citigroup Inc. (C) -1,89% 40,92 USD

 

Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 25/09

Vàng: Giá vàng đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 1.924,65 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1.929,77 và 1.934,29. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 1.924,65 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1.920,13 và 1.915,01.

Vùng hỗ trợ S1: 1.920,13

Vùng kháng cự R1: 1.929,77

Bản tin tài chính tuần 25/09 – 29/09/2023: Chờ đợi báo cáo lạm phát tại Mỹ và châu Âu

Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2258 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,2284 và 1,2328. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2258 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,2214 và 1,2187.

Vùng hỗ trợ S1: 1,2214

Vùng cản R1: 1,2284

Bản tin tài chính tuần 25/09 – 29/09/2023: Chờ đợi báo cáo lạm phát tại Mỹ và châu Âu

Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0645, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,0675 và 1,0702. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0645 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,0618 và 1,0588.

Vùng hỗ trợ S1: 1,0618

Vùng cản R1: 1,0675

Bản tin tài chính tuần 25/09 – 29/09/2023: Chờ đợi báo cáo lạm phát tại Mỹ và châu Âu

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 148,10, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 148,69 và 149,01. Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 148,10, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 147,78 và 147,19.

Vùng hỗ trợ S1: 147,78

Vùng cản R1: 148,69

Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3466 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,3509 và 1,3534. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,3466, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3441 và 1,3398.

Vùng hỗ trợ S1: 1,3441

Vùng cản R1: 1,3509

Thuật ngữ

Long: Lệnh mua

Short: Lệnh bán

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *