BlogVNFX

So sánh RSI và MACD trong phân tích kỹ thuật

Đường trung bình động phân kỳ hội tụ (MACD) và chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là hai chỉ báo động lượng rất phổ biến. Với khả năng đem lại các tín hiệu giao dịch chính xác, RSI và MACD còn thường xuyên được kết hợp để sử dụng trong trading. Vậy mối quan hệ giữa cả hai chỉ báo này là gì? RSI và MACD khác gì nhau? Hãy cùng BlogVNFX tìm hiểu chi tiết hơn!

1. Chỉ báo RSI là gì?

Chỉ báo RSI – Relative Strength Index, hay còn được gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Đây là một chỉ báo động lượng đo lường mức độ biến động của giá thị trường trong thời gian gần nhất. Các tín hiệu của RSI giúp đánh giá điều kiện quá mua hoặc quá bán của thị trường.

Chỉ báo RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động với dạng đồ thị di chuyển giữa hai điểm cực trị từ 0 đến 100.

So sánh RSI và MACD trong phân tích kỹ thuật

Hình minh họa về chỉ báo RSI trong phân tích và giao dịch.

a. Đặc điểm

  • Hiển thị: Chỉ báo RSI thường được thể hiện dưới dạng một đường dao động. Trong đó, tùy theo điều kiện thị trường mà đường RSI sẽ biến động và đưa ra các tín hiệu khác nhau.
  • Chu kỳ: Nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn chu kỳ khi sử dụng RSI. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính vẫn khuyến khích bạn nên sử dụng RSI trong chu kỳ mặc định là 14 ngày.
  • Tín hiệu: RSI cung cấp tín hiệu về các thời điểm quá mua, quá bán của thị trường và các xu hướng giá. Cụ thể:
    • Khi RSI > 70, nó thể hiện thị trường đang rơi vào mức quá mua.
    • Khi RSI < 30, nó thể hiện thị trường đang bước vào giai đoạn quá bán.

b. Ứng dụng

Là một chỉ báo động lượng mạnh mẽ với khả năng đem lại nhiều tín hiệu chính xác, nhà đầu tư có thể ứng dụng chỉ số RSI theo rất nhiều các khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Sử dụng RSI để xác nhận tín hiệu quá mua, quá bán: Khi RSI có giá trị < 30, nó cho thấy thị trường đang quá bán và nhà đầu tư cần sớm vào lệnh mua. Ngược lại, khi RSI có giá trị >70, nó cho thấy thị trường đang ở mức quá mua và nhà đầu tư cần sớm tìm kiếm lệnh bán.
  • Sử dụng RSI để bổ sung tín hiệu cho các mô hình đảo chiều: RSI là một chỉ báo động lượng mạnh mẽ. Nó có khả năng xác thực tín hiệu từ các mô hình nến đảo chiều. Nếu tận dụng được lợi thế này, nhà đầu tư có thể thực hiện được rất nhiều giao dịch hiệu quả.
  • Sử dụng RSI để xác nhận tín hiệu phân kỳ, hội tụ: Về cơ bản, đây là tín hiệu được xác nhận khi giá thị trường và đường RSI có các tín hiệu trái ngược với nhau. Trong đó, tín hiệu phân kỳ xác nhận khi giá tạo đỉnh mới cao hơn, còn RSI lại tạo một đỉnh tương tự nhưng thấp hơn. Ngược lại, tín hiệu hội tụ xác nhận khi giá tạo đáy thấp hơn, còn RSI tạo đáy cao hơn.

So sánh RSI và MACD trong phân tích kỹ thuật

Ứng dụng RSI để xác nhận tín hiệu phân kỳ.

2. Đường MACD là gì?

Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence/ Divergence) hay còn gọi là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây là một chỉ báo động lượng được hình thành dựa trên cơ sở là đường trung bình động EMA. Theo đó, chỉ báo MACD thường được sử dụng với mục đích chính là xác định các tín hiệu phân kỳ/ hội tụ, đo động lượng của giá và xác định xu hướng thị trường.

So sánh RSI và MACD trong phân tích kỹ thuật

Hình minh họa về cách sử dụng MACD trong giao dịch và phân tích kỹ thuật.

a. Đặc điểm

  • Cấu tạo: Một chỉ báo MACD đầy đủ sẽ bao gồm 3 thành phần chính là đường MACD, đường tín hiệu Signal và biểu đồ Histogram. Cụ thể:
    • Đường MACD = Giá trị đường EMA 12 – Giá trị đường EMA 26.
    • Đường tín hiệu Signal là đường EMA 9 của MACD.
    • Biểu đồ Histogram = Đường MACD – Đường Signal. Trong đó, biểu đồ được biểu thị bằng các cột Histogram. Các cột được biểu diễn này sẽ giúp xác định mức phân kỳ và hội tụ để đánh giá biên độ biến động của thị trường.
  • Tín hiệu: Các tín hiệu từ chỉ báo MACD giúp nhà đầu tư xác định xu hướng của thị trường. Trong đó:
    • Đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên, nó báo hiệu giá thị trường chuẩn bị tăng. Nhà đầu tư có thể xác nhận lệnh mua.
    • Đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống, đây là tín hiệu xác nhận giá thị trường chuẩn bị giảm, nhà đầu tư cần tìm kiếm các lệnh bán để tránh chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đợt giảm giá.

b. Ứng dụng

Trên thực tế, MACD là một chỉ báo động lượng rất mạnh mẽ, nó giúp nhà đầu tư xác định chính xác và đánh giá các xu hướng của thị trường. Chính vì vậy, MACD có thể được ứng dụng để giao dịch với rất nhiều cách khác nhau. Ví dụ như:

  • Giao dịch với tín hiệu từ MACD và đường Signal: Như bạn đã biết, tín hiệu giao nhau giữa hai đường MACD và đường Signal có thể giúp xác định xu hướng giá. Nếu đường MACD cắt Signal từ dưới lên, đây là tín hiệu giá chuẩn bị tăng, tận dụng tín hiệu này bạn có thể vào lệnh mua. Tương tự, ta cũng có thể xác nhận lệnh bán với đường MACD và Signal.
  • Kết hợp MACD để xác nhận các mô hình đảo chiều: Tương tự như RSI, MACD là một chỉ báo động lượng rất mạnh mẽ. Dựa vào các tín hiệu từ MACD, nhà đầu tư có thể xác nhận được độ chính xác của các mô hình nến đảo chiều trước khi thực hiện các giao dịch.
  • Sử dụng MACD với tín hiệu phân kỳ và hội tụ: Nhà đầu tư cũng có thể xác định sự phân kỳ và hội tụ khi giá thị trường và đường MACD có tín hiệu trái ngược nhau. Chẳng hạn, sự phân kỳ được xác nhận khi giá tạo đỉnh mới cao hơn, cùng lúc đó đường MACD tạo đỉnh mới thấp hơn. Sự hội xác nhận khi giá tạo đáy thấp hơn, còn MACD tạo đáy mới cao hơn.

So sánh RSI và MACD trong phân tích kỹ thuật

Cách ứng dụng MACD để xác nhận tín hiệu phân kỳ.

3. So sánh RSI và MACD

a. Giống nhau

  • MACD và RSI đều là chỉ báo động lượng mạnh mẽ. Với khả năng cung cấp tín hiệu chính xác, cả hai chỉ báo này đều được sử dụng phổ biến trong việc phân tích kỹ thuật và theo dõi biên độ biến động của thị trường.
  • RSI và MACD rất nhạy cảm trước các tín hiệu đảo chiều. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn sử dụng thêm MACD và RSI để hỗ trợ giao dịch. Khi đó, hai chỉ báo này sẽ đóng vai trò cung cấp các tín hiệu hỗ trợ và giúp xác thực thông tin.
  • Cả hai chỉ báo RSI và MACD đều có thể sử dụng để xác nhận các tín hiệu phân kỳ, hội tụ. Tận dụng tốt các tín hiệu này, nhà đầu tư có thể nhận được nhiều lợi thế khi thực hiện giao dịch.

b. Khác nhau

Chỉ báo RSI Chỉ báo MACD
Nguyên lý hoạt động RSI là chỉ báo Leading, nó hình thành trên những diễn biến ở thời điểm hiện tại của thị trường. MACD được biết đến là một chỉ báo Lagging, nó đưa ra tín hiệu dựa trên những thông tin đã xác nhận từ trước đó của thị trường.
Độ chính xác Tín hiệu từ RSI có độ nhiễu cao. Nếu không chú ý, nhà đầu tư có thể gặp bất lợi bởi các tín hiệu này. MACD cung cấp tín hiệu với độ chính xác cao.
Đặc điểm  Các tín hiệu từ RSI mang tính dự đoán và luôn đi trước thị trường. Các tín hiệu từ MACD mang tính đánh giá và thường đi sau thị trường.

c. Mối quan hệ giữa RSI và MACD

Chỉ báo RSI và MACD đều là các chỉ báo động lượng có liên quan đến đường trung bình động EMA. Trong đó:

  • Chỉ báo MACD được tính dựa vào đường EMA. Công thức tính cụ thể là, MACD = EMA 12 – EMA 26 (EMA trên chu kỳ 26 và chu kỳ 12). Song, các tín hiệu từ chỉ báo MACD còn được xác nhận dựa trên đường Signal, đây cũng chính là đường trung bình động EMA 9.
  • Chỉ số RSI có cách tính tương tự đường EMA. Trong đó, RSI được tính bằng mức tăng giá và giảm giá trung bình của thị trường trong một chu kỳ được quy định (thường là 14 ngày). Còn EMA được sử dụng để thể hiện mức giá trung bình của thị trường trong một chu kỳ cụ thể. Đây là hai công cụ cùng hoạt động dựa theo các xu hướng giá.

Dựa trên mối quan hệ này, nhiều nhà đầu tư thường kết hợp cả hai chỉ báo RSI và MACD với nhau để nhận được một góc nhìn cụ thể hơn về thị trường.

Tuy nhiên, vì RSI và MACD đo lường các yếu tố khác nhau nên đôi khi chúng có thể đưa ra những dấu hiệu trái ngược.

Ví dụ: báo RSI có giá trị >70 trong một khoảng thời gian kéo dài. Đây là tín hiệu cho thấy thị trường đang rơi vào trạng thái quá mua. Trong khi đó, chỉ báo MACD lại liên tục cắt và di chuyển phía trên đường Signal cho thấy thị trường vẫn có khả năng tăng giá. Đây là hai tín hiệu ngược chiều với nhau, nếu gặp phải các trường hợp này, nhà đầu tư nên hạn chế thực hiện giao dịch để tránh rủi ro không đáng có.

So sánh RSI và MACD trong phân tích kỹ thuật

RSI và MACD có mối quan hệ mật thiết và thường được kết hợp để phân tích kỹ thuật.

d. Sự kết hợp của cả 2 trong phân tích kỹ thuật

Nguyên tắc mua với RSI và MACD

  • Bước 1: Xác nhận chỉ báo RSI di chuyển trên mức 50.
  • Bước 2: Xác nhận đường MACD cắt lên trên đường Signal khi RSI di chuyển trên mức 50. Đây đều là hai tín hiệu dự báo giá sắp tăng.
  • Bước 3: Vào lệnh BUY tại giá đóng cửa của cây nến xác nhận xu hướng tăng giá. Nhà đầu tư có thể giữ vị thế cho đến khi gặp tín hiệu đảo chiều từ thị trường.

So sánh RSI và MACD trong phân tích kỹ thuậtNguyên tắc vào lệnh mua với chiến lược kết hợp MACD và RSI

Nguyên tắc bán với RSI và MACD

  • Bước 1: Xác nhận RSI di chuyển xuống dưới 50
  • Bước 2: Xác nhận biểu đồ MACD cắt xuống dưới đường Signal cùng lúc với việc RSI di chuyển ở dưới mức 50. Đây là hai tín hiệu dự báo giá sẽ giảm.
  • Bước 3: Tìm kiếm cây nến xác nhận xu hướng giảm giá và vào lệnh SELL tại mức giá đóng cửa cây nến đó. Nhà đầu tư có thể đặt chốt lời theo tỷ lệ R:R hoặc chốt lời khi xuất hiện tín hiệu đảo chiều.

Nguyên tắc vào lệnh bán với chiến lược kết hợp MACD và RSI

Về cơ bản, cả hai nguyên tắc mua và bán đều được thực hiện dựa trên một tín hiệu chung. Đó là việc đảm bảo chỉ giao dịch khi nhận được các tín hiệu cùng chiều từ RSI và MACD. Ngược lại, khi các tín hiệu từ RSI và MACD không đưa ra dự đoán cùng chiều, nhà đầu tư cần lưu ý và tránh giáo dịch trên các tín hiệu đó.

Ví dụ: Dưới đây là biểu đồ NZD/ USD, trong đó chỉ báo RSI và MACD đều đưa ra các tín hiệu biến động khá khớp với nhau là cùng tăng và cùng giảm. Tận dụng các tín hiệu này, nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch phù hợp.

Nguyên tắc mua và bán khi kết hợp RSI và MACD.

4. Những nhận định khác về RSI và MACD

  • RSI MACD là hai chỉ số đo lường các yếu tố khác nhau nên đôi khi chúng đưa ra những chỉ số trái ngược nhau. Đây là một điều mà nhà đầu tư cần lưu ý khi kết hợp MACD RSI để tránh gặp phải các rủi ro không mong muốn.
  • RSI và MACD không thể đảm bảo độ chính xác 100%. Tương tự các chiến lược giao dịch khác, việc kết hợp RSI và MACD không thể đảm bảo độ chính xác 100% cho tất cả các tín hiệu, sẽ luôn tồn tại tín hiệu nhiễu. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần áp dụng nhiều chiến lược để đảm bảo độ chính xác của các giao dịch.
  • MACD và RSI có thể mang đến nhiều thông tin hữu ích. MACD và chỉ báo RSI đều là chỉ báo động lượng cho giúp xác định các xu hướng giá và mức độ biến động của thị trường theo nhiều cách khác nhau. Do đó, thay vì chỉ tập trung tìm kiếm các điểm vào lệnh, nhà đầu tư có thể tận dụng các thông tin này vào nhiều công việc phân tích kỹ thuật.

5. Kết luận

Như bạn đã thấy, cả RSI và MACD đều là các chỉ báo rất mạnh mẽ với khả năng đem lại nhiều lợi thế giao dịch cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các tín hiệu từ MACD và RSI sẽ 100% chính xác, chúng luôn tồn tại một tỷ lệ nhiễu nhất định. Vì vậy, hãy luôn dành nhiều sự chú ý khi giao dịch trên thị trường tài chính. BlogVNFX chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *