BlogVNFX

Cổ phiếu tăng trưởng Shopify có thể giúp bạn gấp bốn tài sản vào năm 2030

Ý Chính

  • Cổ phiếu tăng trưởng Shopify vốn đã dẫn đầu trong thị trường phần mềm thương mại điện tử, nhưng mạng lưới hậu cần sẽ giúp củng cố vị thế cạnh tranh của hãng.
  • Doanh thu thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ tăng gần 14% hàng năm từ năm 2022 đến năm 2030.
  • Cổ phiếu Shopify hiện giao dịch ở định giá rất rẻ so với trước đây, tạo cơ hội cho giá cổ phiếu của hãng tăng gấp bốn lần cho tới năm 2030.

    Cổ phiếu thương mại điện tử này có thể mang lại tỷ suất sinh lời 3x cho những cổ đông kiên nhẫn đến cuối thập kỷ này.

    Doanh thu bán hàng thương mại điện tử toàn cầu đã giảm mạnh vào năm ngoái, do chi tiêu của người tiêu dùng chuyển sang các nhu cầu thiết yếu để đối phó với lạm phát cao, nhưng thị trường bán lẻ kỹ thuật số sẽ lấy lại động lực khi nền kinh tế cải thiện hơn. Trên thực tế, Ameco Research cho biết doanh thu thương mại điện tử trong phân đoạn doanh nghiệp đến người tiêu dùng sẽ tăng 13,6% hàng năm và đạt quy mô 15 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

    Làn sóng đang lên đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp, nhưng Shopify (SHOP) và các cổ đông của hãng có thể sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Cổ phiếu này đã giảm 75% trong thị trường giá xuống hiện tại, khiến giá trị vốn hóa thị trường của hãng giảm xuống còn 53 tỷ USD, nhưng con số đó có thể tăng gấp bốn lần vào năm 2030. Với tốc độ đó, 250.000 USD đầu tư vào Shopify ở hiện tại sẽ có giá trị 1 triệu USD vào cuối thập kỷ này.

    Những lập luận dưới đây có thể khẳng định với nhà đầu tư điều đó

     

    Cổ phiếu tăng trưởng này có thể giúp bạn gấp bốn tài sản vào năm 2030

    Shopify có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ

    Shopify là công ty dẫn đầu thị trường phần mềm thương mại điện tử. Theo một báo cáo gần đây từ công ty nghiên cứu G2, Shopify vượt xa các công ty cùng ngành về cả độ hiện diện trên thị trường và mức độ hài lòng của người dùng. Trên thực tế, công nghệ của hãng đang hỗ trợ cho khoảng 16% trang web thương mại điện tử trên internet và các đối tác này chiếm 10% doanh thu thương mại điện tử của Mỹ vào năm 2022. Chỉ có Amazon chiếm nhiều thị phần hơn.

    Shopify đạt được thành công này vì một lý do đơn giản: nền tảng của hãng có thể đơn giản hóa hoạt động thương mại và trao quyền cho người bán, không giống như bất kỳ giải pháp nào khác trên thị trường. Công ty đem tới cho nhà bán lẻ một hệ thống kiểm soát duy nhất, để thu hút người mua và quản lý hoạt động kinh doanh của mình trên nhiều kênh bán hàng, bao gồm các thị trường trực tuyến như Amazon, các nền tảng truyền thông xã hội như Instagram của Meta Platforms, các cửa hàng truyền thống và các trang web tùy chỉnh. Shopify cũng cung cấp các giải pháp đi kèm, có thể giải quyết mọi vấn đề, từ xử lý giao dịch thanh toán, kiểm soát tài chính đến quản lý tiền và thuế.

    Shopify đang thực hiện chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ

    Shopify đã đổi mới nhanh chóng trong những năm gần đây. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, công ty đã cải tiến phần mềm điểm bán hàng (POS), ra mắt các công cụ dành cho nhà phát triển, cho phép các thương hiệu xây dựng giao diện của cửa hàng số tùy chỉnh, và tích hợp nền tảng của mình với các kênh bán hàng mới như Walmart và TikTok. Công ty cũng đã đưa ra một giải pháp thương mại xuyên biên giới, giúp các thương hiệu thu hút người mua trên thị trường quốc tế và tiếp tục mở rộng sang các khu vực địa lý mới.

    Quan trọng nhất, Shopify có hai tiềm năng tăng trưởng nổi bật: dịch vụ hậu cần và các thương hiệu lớn hơn sắp ra mắt.

    Dịch vụ hậu cần logistics: Shopify đang tăng cường Mạng lưới giao hàng Shopify (Shopify Fulfillment Network – SFN), một hệ thống hậu cần nhằm giảm chi phí và độ phức tạp trong chuỗi cung ứng. SFN mang lại cho người bán khả năng tiếp cận với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hoàn tất đơn hàng trọn gói, trả hàng, đồng thời cho phép họ đảm bảo giao hàng trong hai ngày trên nhiều kênh bán hàng. Chưa từng có công ty thương mại nào khác cung cấp khả năng hỗ trợ dịch vụ hậu cần tương tự.

    SFN sẽ giúp Shopify trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời mở rộng quy mô thị trường của công ty. Theo Grand View Research, chi tiêu cho các dịch vụ hoàn tất đơn hàng thương mại điện tử sẽ tăng 14% mỗi năm, đạt 272 tỷ USD vào năm 2030.

    Ra mắt những thương hiệu lớn hơn: Shopify đang phát triển một thị trường cao cấp với Shopify Plus, một nền tảng thương mại tùy biến hơn được xây dựng cho các doanh nghiệp. Phí dịch vụ từ người bán hiện đang chiếm 33% doanh thu định kỳ hàng tháng trong quý IV, tăng từ mức 29% trong năm trước. Hàng loạt sản phẩm mới ra mắt gần đây sẽ giúp Shopify duy trì động lực đó, với hai sản phẩm đặc biệt đáng chú ý.

    Đầu tiên, Shopify Audiences là phần mềm tiếp thị sử dụng công nghệ máy học machine learning để xây dựng đối tượng quảng cáo và đo lường kết quả chiến dịch. Phần mềm này có thể tích hợp với các mạng quảng cáo do Alphabet, Meta Platforms và Pinterest sở hữu, cho phép người bán chạy các chiến dịch nhắm tới khách hàng mục tiêu, trên các sản phẩm web như Google, YouTube và Instagram. Những khách hàng mục tiêu này sau cùng sẽ thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi thành doanh số thực, từ đó tăng doanh thu bán hàng cho người bán.

    Thứ hai, B2B trên Shopify là một bộ công cụ hỗ trợ hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Ban quản trị công ty cho biết hơn một nửa số người bán hạng Plus hiện có thể sử dụng B2B và việc thêm chức năng bán buôn vào nền tảng sẽ mở rộng đáng kể quy mô thị trường của hãng. Theo Grand View Research, doanh thu bán hàng thương mại điện tử B2B dự kiến sẽ tăng 20% hàng năm và đạt 33 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

    Gần đây hơn, Shopify đã giới thiệu Commerce Components, một dịch vụ cho phép doanh nghiệp tích hợp hệ thống hiện có của họ với các sản phẩm và dịch vụ cụ thể của Shopify, chẳng hạn như công cụ phát triển giao diện cửa hàng số, công nghệ thanh toán hay thậm chí là các giải pháp B2B và hậu cần. Nói cách khác, Commerce Components cho phép doanh nghiệp tiếp cận với Shopify mà không gặp rắc rối khi chuyển sang Shopify Plus, cho phép họ lựa chọn cơ sở hạ tầng thương mại theo nhu cầu.

    Cổ phiếu tăng trưởng này có thể giúp bạn gấp bốn tài sản vào năm 2030

    Kịch bản gấp bốn giá trị thị trường vào năm 2030

    Shopify có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường thương mại điện tử bán lẻ trị giá hàng nghìn tỷ USD, được dự báo sẽ tăng trưởng gần 14% cho đến năm 2030. Ngoài ra, công ty đang phân nhánh sang các lĩnh vực liền kề, như dịch vụ hoàn tất đơn hàng trọn gói và mảng B2B. Những thị trường này cũng dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hai con số cho đến cuối thập kỷ này.

    Trên những cơ sở đó, với định giá P/S (giá trên doanh thu) chỉ là 9,4x, cổ phiếu của Shopify đang rất rẻ nếu so với định giá trung bình 5 năm là 29,2x. Và đây hoàn toàn là một định giá hợp lý khi xét đến tiềm năng tăng giá của cổ phiếu này. Nếu Shopify có thể tăng doanh thu ở mức 22% hàng năm trong 7 năm tới – một ước tính hợp lý khi so sánh với tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm là 53% trong 3 năm qua – giá cổ phiếu có thể tăng gấp bốn lần vào năm 2030 mà không cần bất kỳ thay đổi nào về định giá P/S. Đó là lý do tại sao cổ phiếu tăng trưởng này là một cổ phiếu nên mua.

    Lưu ý, nhà đầu tư nên nhớ rằng đa dạng hóa danh mục đầu tư là một cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro. Đầu tư 250.000 USD vào một cổ phiếu chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh danh mục đầu tư trị giá hàng triệu USD. Tuy nhiên, khả năng thu được lợi nhuận gấp ba vào năm 2030 thực sự hấp dẫn đối với bất kỳ mức đầu tư nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *