BlogVNFX

Bản tin tài chính tuần 27/03 – 31/03/2023

Tổng hợp bản tin tài chính cho tuần 27/03 – 31/03 hãy cùng BlogVNFX cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện nổi bật nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?

Bản tin tài chính tuần 27/03 – 31/03/2023

Bản tin tài chính ngày 23/03/2023Trong tuần giao dịch mới, các nhà đầu tư sẽ theo dõi những diễn biến liên quan đến vụ UBS mua lại Credit Suisse, với hy vọng rằng một số tín hiệu ổn định sẽ quay trở lại thị trường vốn đang bị ảnh hưởng bởi các vụ sụp đổ trong lĩnh vực ngân hàng. Những dữ liệu kinh tế sắp công bố của Mỹ có thể cho thấy mức độ hỗn loạn của thị trường đang khiến suy thoái kinh tế dễ xảy ra hơn. Giới đầu tư cũng sẽ dành sự chú ý tới dữ liệu lạm phát tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và dữ liệu Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc.

  1. Những diễn biến của cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng

Các nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần để đón nhận những diễn biến bất ổn hơn nữa trong lĩnh vực ngân hàng sau sự sụp đổ của một số ngân hàng tại Mỹ hồi đầu tháng, việc UBS buộc phải tiếp quản đối thủ Credit Suisse đang gặp khó khăn, cũng như việc giới chức Thụy Sỹ quyết định xóa sổ 17 tỷ USD trái phiếu cấp 1 của ngân hàng này.

Nhiều người lo lắng rằng những bất ngờ khó chịu khác đang rình rập khi hàng loạt đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của FED trong năm qua đã ảnh hưởng đến nền kinh tế.

“Thị trường đang rất lo lắng vào thời điểm này, và các nhà đầu tư đang có xu hướng hành động vội vã,” Wei Li, chiến lược gia đầu tư toàn cầu tại quỹ BlackRock chia sẻ với Reuters. “Điều đó là có thể hiểu được bởi vì tình hình hiện nay vẫn chưa quá rõ ràng.”

Trong những ngày gần đây, các nhà đầu tư đang tập trung sự chú ý vào gã khổng lồ trong ngành ngân hàng Đức Deutsche Bank (ETR:DBKGn). Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất nước Đức đã mất hơn một phần tư giá trị trong tháng này, bao gồm cả mức giảm 8,5% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu. Chi phí bảo hiểm nợ của ngân hàng cũng đã tăng vọt, ngay cả khi có rất ít người đánh giá tình trạng của Deutsche Bank giống với Credit Suisse.

  1. Thị trường khép lại quý I đầy sóng gió

Thị trường đang chuẩn bị khép lại một quý giao dịch đầu năm đầy sóng gió, trước khi hướng tới những sự thay đổi tích cực hơn trong quý II.

Trên thực tế, thị trường đã có sự khởi đầu khá tích cực khi ghi nhận làn sóng mua vào cổ phiếu ở mức cao kỷ lục trong tháng đầu tiên của năm. Cùng lúc đó, nguy cơ lạm phát có vẻ ít nghiêm trọng hơn và nền kinh tế có vẻ vững mạnh.

Nhưng tình hình đã thay đổi rất nhanh chóng. Đến cuối quý I, một loạt các công ty tiền điện tử đã sụp đổ, trong khi cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ lao dốc mạnh sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và cuộc khủng hoảng của Credit Suisse. Những vụ việc liên tiếp đã khiến thị trường rơi vào tình cảnh hỗn loạn theo kiểu khủng hoảng tài chính 2008.

Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết những căng thẳng trong ngành ngân hàng có thể gây ra khủng hoảng tín dụng với những tác động “đáng kể” đối với nền kinh tế Mỹ vốn đang giảm tốc.

Trong khi các quan chức của FED vẫn nghiêng về khả năng tiếp tục tăng lãi suất, thị trường tài chính hiện đang ủng hộ khả năng cơ quan này sẽ không tăng lãi suất khi kết thúc cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng Năm.

  1. Các dữ liệu kinh tế Mỹ

Đây sẽ là một tuần yên tĩnh hơn nhiều trong lịch trình kinh tế, với điểm nổi bật đáng chú ý nhất sẽ là Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của FED, được công bố vào thứ Sáu. Chỉ số này đã tăng tốc trong tháng 1, làm tăng thêm mối lo ngại về triển vọng của một FED diều hâu hơn.

Dữ liệu về niềm tin của người tiêu dùng trong tháng 3 sẽ được công bố vào thứ Ba và có khả năng cho thấy tác động của những căng thẳng trong hệ thống tài chính.

Các báo cáo đáng chú ý khác bao gồm dữ liệu về doanh số nhà chờ bán, số liệu GDP sửa đổi và số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu.

Một số quan chức FED cũng sẽ phát biểu trong tuần này, bao gồm Thống đốc FED Philip Jefferson, Chủ tịch FED chi nhánh Boston Susan Collins, Chủ tịch FED chi nhánh Richmond Tom Barkin, các thống đốc Christopher Waller và Lisa Cook.

  1. Số liệu lạm phát khu vực Eurozone

Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ công bố dữ liệu lạm phát vào thứ Sáu. Trong khi tỷ lệ lạm phát toàn phần dự kiến sẽ chậm lại, tỷ lệ lạm phát cốt lõi (đã loại bỏ các yếu tố biến động bao gồm giá lương thực và nhiên liệu) dự kiến sẽ tăng nhanh.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % vào đầu tháng này lên 3% nhưng một số nhà hoạch định chính sách hiện đang kêu gọi các bước đi thận trọng hơn khi các đợt tăng lãi suất trước đây đã bắt đầu gây ra những tác động đáng kể lên nền kinh tế.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng ngân hàng đã làm dấy lên lo ngại rằng hoạt động cho vay sẽ chậm lại, trở thành lực cản đối với nền kinh tế.

Giám đốc Bundesbank Joachim Nagel sẽ có bài phát biểu vào thứ Hai trong khi Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ có bài phát biểu tại Frankfurt vào thứ Ba. Các nhà đầu tư sẽ chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nào về cách các nhà hoạch định chính sách đang nhìn nhận mối đe dọa lạm phát trong bối cảnh bất ổn đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng.

  1. Các dữ liệu kinh tế tại Trung Quốc và Nhật Bản

Dữ liệu PMI của Trung Quốc công bố vào thứ Sáu sẽ được theo dõi chặt chẽ khi thị trường cố gắng đánh giá mức độ phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế thời đại dịch.

Tại Nhật Bản, dữ liệu lạm phát của Tokyo công bố vào thứ Sáu sẽ được nhiều sự chú ý. Báo cáo dự kiến sẽ cho thấy tỷ lệ lạm phát tiếp tục vượt mưc smục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong tháng thứ mười liên tiếp.

Thị trường hiện đang rất kỳ vọng rằng Thống đốc sắp tới của BOJ Kazuo Ueda sẽ giám sát việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đường cong lợi suất và lãi suất âm trong nhiệm kỳ của ông sau một thập kỷ tiến hành các biện pháp kích thích ở quy mô chưa từng có của người tiền nhiệm.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 24/03

Chỉ số quan trọng Điểm Thay đổi so với phiên trước Thay đổi trong 5 ngày Thay đổi trong 1 tháng
S&P 500 (Mỹ) 3.970,99 +0,56% +1,39% +0,02%
NASDAQ (Mỹ) 11.823,96 +0,31% +1,66% +3,76%
DOW JONES (Mỹ) 32.237,53 +0,41% +1,18% -1,77%
DAX (Đức) 14.957,23 -1,66% +1,28% -1,66%
NIKKEI 225 (Nhật Bản) 27.385,25 -0,13% +0,19% -0,25%
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) 3.265,65 -0,64% +0,46% -0,05%
HANG SENG (Hong Kong) 19.915,68 -0,67% +2,03% -0,47%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 24/03

Cổ phiếu Thay đổi Giá hiện tại
Baxter International Inc. (BAX) +2,91% 39,23 USD
Mondelez International, Inc. (MDLZ) +2,74% 69,04 USD
Netflix, Inc. (NFLX) +2,50% 328,39 USD
Advanced Micro Devices, Inc. (AMD) -2,32% 97,95 USD
Colgate-Palmolive Company (CL) +2,21% 73,42 USD

 

Nhận định về giá vàng – tiền tệ cho ngày 27/03

Vàng: Giá vàng đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 1.985,27 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1.995,25 và 2.013,06. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 1.985,27 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1.967,46 và 1.957,48.

Vùng hỗ trợ S1: 1.967,46

Vùng kháng cự R1: 1.995,25

Bản tin tài chính tuần 27/03 – 31/03/2023

Cặp GBP/USD: Cặp tiền tệ GBP/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2239 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,2287 và 1,2340. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2239 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,2185 và 1,2137.

Vùng hỗ trợ S1: 1,2185

Vùng cản R1: 1,2287

Bản tin tài chính tuần 27/03 – 31/03/2023Cặp EUR/USD: Cặp tiền tệ EUR/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong thời gian tới. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0771, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,0828 và 1,0896. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0771 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,0703 và 1,0646.

Vùng hỗ trợ S1: 1,0703

Vùng cản R1: 1,0828

Bản tin tài chính tuần 27/03 – 31/03/2023

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 130,43, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 131,23 và 131,74. Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 130,43, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 129,92 và 129,13.

Vùng hỗ trợ S1: 129,92

Vùng cản R1: 131,23

Bản tin tài chính tuần 27/03 – 31/03/2023

Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3752 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,3796 và 1,3849. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,3752, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3699 và 1,3655.

Vùng hỗ trợ S1: 1,3699

Vùng cản R1: 1,3796

Thuật ngữ

Long: Lệnh mua

Short: Lệnh bán

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *