BlogVNFX

Bản tin tài chính tuần 09/01 – 13/01/2023

Bản tin tài chính cho tuần 09/01 – 13/01 hãy cùng BlogVNFX cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện nổi bật nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?

Bản tin tài chính tuần 09/01 – 13/01/2023

Số liệu lạm phát của Mỹ và sự bắt đầu mùa công bố báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sẽ là những điểm nhấn nổi bật trong lịch trình kinh tế của tuần này. Số liệu lạm phát tháng 12 tại Mỹ sẽ ảnh hưởng đến quy mô đợt tăng lãi suất tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Trong khi đó, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, giữa lúc những lo ngại về khả năng suy thoái ngày càng gia tăng. Ngoài ra, số liệu GDP của Vương quốc Anh, lạm phát của Nhật Bản và dữ liệu kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng sẽ là những vấn đề nhà đầu tư cần chú ý trong tuần này.

  1. Chỉ số CPI của Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 12 sẽ được công bố vào thứ Năm, với kỳ vọng lạm phát cơ bản sẽ tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Bất kỳ dấu hiệu nào của việc áp lực giá cả đang suy giảm sẽ củng cố cho khả năng FED sớm kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ, và thậm chí có thể bắt đầu giảm lãi suất ngay trong giai đoạn cuối năm nay.

Các dữ liệu được công bố vào thứ Sáu tuần trước cho thấy, số việc làm được tạo ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 12 đã tăng vượt dự kiến, ngay cả khi tốc độ tăng lương chậm lại và hoạt động dịch vụ bị thu hẹp. Các số liệu đã xoa dịu những lo ngại về lộ trình chính sách tiền tệ của FED.

Cũng vào thứ Sáu, các quan chức của FED đã thừa nhận về việc tăng trưởng tiền lương đang hạ nhiệt và các dấu hiệu khác cho thấy nền kinh tế đang chậm lại. Chủ tịch FED chi nhánh Atlanta Raphael Bostic đã gợi ý về khả năng FED sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % trong cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 31/1 – 1/2. Trước đó, FED đã tăng lãi suất 0,5 điểm % trong cuộc họp tháng 12.

  1. Bắt đầu mùa công bố báo cáo tài chính doanh nghiệp

Trong tuần này, các công ty sẽ bắt đầu công bố báo cáo tài chính quý IV/2022. Những dấu hiệu về khả năng suy thoái của nền kinh tế Mỹ là điều mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm.

Chỉ riêng trong ngày thứ Sáu, nhiều doanh nghiệp đáng chú ý sẽ công bố báo cáo tài chính bao gồm các ngân hàng Wells Fargo (NYSE:WFC), Citigroup (NYSE:C), Bank of America (NYSE:BAC) và JPMorgan (NYSE:JPM), gã khổng lồ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe UnitedHealth Group (NYSE:UNH), công ty quản lý tài sản BlackRock (NYSE:BLK) và hãng hàng không Delta Air Lines (NYSE:DAL).

Các nhà phân tích của Refinitiv IBES ước tính tổng lợi nhuận quý IV của các doanh nghiệp trong nhóm chỉ số S&P 500 sẽ giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Một số người cho rằng các dự đoán cho năm 2023 vẫn còn quá lạc quan trong bối cảnh rủi ro về suy thoái hiện nay.

Các cổ phiếu có thể đang được định giá cao hơn nhiều so với thực tế, nếu những ước tính hiện tại về lợi nhuận của các doanh nghiệp không tính đến trường hợp suy thoái kinh tế. Trong khi đó, bất kỳ sự suy thoái nào của nền kinh tế cũng có thể khiến nhà đầu tư e dè hơn trong việc chi trả cho các cổ phiếu.

  1. Số liệu GDP của Vương quốc Anh

Vào thứ Sáu, Vương quốc Anh sẽ công bố số liệu GDP của tháng 11, trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số tiếp tục làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Bên cạnh đó, các cuộc đình công trong lĩnh vực giao thông và khu vực công, cũng như sự suy yếu của thị trường nhà đất đều đang góp phần đẩy nền kinh tế Anh vào một cuộc suy thoái kéo dài.

Sau chín lần tăng lãi suất liên tiếp của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và có thể thêm nhiều đợt tăng sắp tới, số khoản vay thế chấp được phê duyệt tại Anh trong tháng 11 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đợt sụt giảm do đại dịch gây ra vào tháng 6/2020.

Khi áp lực về giá cả và chi phí đi vay cao hơn, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã cam kết giảm một nửa tỷ lệ lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế, giảm nợ công và cắt giảm danh sách chờ dịch vụ y tế.

Tuy nhiên, các nhà phân tích tại Deutsche Bank cho rằng lạm phát cao vẫn sẽ tiếp diễn trong năm nay, lãi suất sẽ không bị cắt giảm trước năm 2024 và các chính sách tài khóa sẽ ngày càng thắt chặt hơn. Các nhà phân tích tại Barclays dự đoán, nền kinh tế Anh sẽ tiếp tục suy giảm cho đến cuối quý III năm 2023.

  1. Dữ liệu của Khu vực đồng tiền chung châu Âu

Đức sẽ công bố ước tính tăng trưởng GDP hàng năm vào thứ Sáu. Số liệu này sẽ cho thấy tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột Nga – Ukraine gây ra đối với nền kinh tế lớn nhất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Các dữ liệu về sản xuất công nghiệp và thương mại của toàn Eurozone cũng sẽ được công bố cùng ngày. Dự kiến, chi phí nhập khẩu năng lượng cao đã khiến cán cân thương mại của khối chuyển từ thặng dư sang thâm hụt, tuy nhiên, mức độ thâm hụt đã lắng dịu trong tháng 10 khi giá xăng giảm. Những người theo dõi thị trường sẽ xem liệu xu hướng này có được tiếp tục trong tháng 11 hay không.

Mặt khác, sản xuất công nghiệp của khối được dự báo ghi nhận mức phục hồi nhẹ sau khi sụt giảm trong tháng 10.

  1. Số liệu lạm phát của Tokyo

Nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ các số liệu lạm phát của Tokyo được công bố vào thứ Ba, sau khi các báo cáo hồi tháng trước lần đầu tiên cho thấy khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thay đổi chính sách tiền tệ.

Chỉ số CPI của Tokyo, được công bố sớm hơn vài tuần so với các dữ liệu kinh tế của Nhật Bản, đã tăng lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ vào tháng 11.

Chưa đầy một tháng sau, BOJ đã khiến thị trường bất ngờ khi điều chỉnh việc kiểm soát lợi suất trái phiếu, cho phép lãi suất dài hạn tăng nhiều hơn. Động thái này nhằm mục đích giảm bớt một số hậu quả của các chính sách kích thích kinh tế kéo dài.

Đồng Yên đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tháng do kỳ vọng gia tăng về một sự thay đổi chính sách theo hướng diều hâu hơn nữa, ngay cả khi các quan chức BOJ khẳng định động thái này chỉ diễn ra một lần. BOJ sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 18/1.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 06/01

Chỉ số quan trọng Điểm Thay đổi so với phiên trước Thay đổi trong 5 ngày Thay đổi trong 1 tháng
S&P 500 (Mỹ) 3.895,08 +2,28% +1,45% -1,00%
NASDAQ (Mỹ) 10.569,29 +2,56% +0,98% -3,96%
DOW JONES (Mỹ) 33.630,61 +2,13% +1,46% +0,46%
DAX (Đức) 14.610,02 +1,20% +4,93% +1,67%
NIKKEI 225 (Nhật Bản) 25.973,85 +0,59% -0,46% -6,91%
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) 3.157,64 +0,08% +2,21% -1,54%
HANG SENG (Hong Kong) 20.991,64 -0,29% +6,12% +5,48%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 06/01

Cổ phiếu Thay đổi Giá hiện tại
Baxter International Inc. (BAX) -7,84% 48,45 USD
QUALCOMM Incorporated (QCOM) +5,43% 115,34 USD
Mastercard Incorporated (MA) +4,69% 367,67 USD
Intel Corporation (INTC) +4,25% 28,73 USD
HP Inc. (HPQ) +4,23% 28,36 USD

 

Nhận định về giá vàng – tiền tệ cho ngày 09/01

Vàng: Giá vàng đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 1.855,84 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1.881,06 và 1.895,13. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 1.855,84 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1.841,77 và 1.816,55.

Vùng hỗ trợ S1: 1.841,77

Vùng kháng cự R1: 1.881,06

Bản tin tài chính tuần 09/01 – 13/01/2023

Cặp GBP/USD: Cặp tiền tệ GBP/USD đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2012 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,2183 và 1,2270. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2012 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,1925 và 1,1754.

Vùng hỗ trợ S1: 1,1925

Vùng cản R1: 1,2183

Bản tin tài chính tuần 09/01 – 13/01/2023Cặp EUR/USD: Cặp tiền tệ EUR/USD được dự báo có xu hướng tăng trong thời gian tới. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0592, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,0702 và 1,0757. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0592 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,0537 và 1,0427.

Vùng hỗ trợ S1: 1,0537

Vùng cản R1: 1,0702

Bản tin tài chính tuần 09/01 – 13/01/2023

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 132,96, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 133,92 và 135,74. Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 132,96, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 131,14 và 130,17.

Vùng hỗ trợ S1: 131,14

Vùng cản R1: 133,92

Bản tin tài chính tuần 09/01 – 13/01/2023

Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3514 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,3595 và 1,3745. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,3514, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3364 và 1,3283.

Vùng hỗ trợ S1: 1,3364

Vùng cản R1: 1,3595

Thuật ngữ

Long: Lệnh mua

Short: Lệnh bán

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *