BlogVNFX

Bản tin tài chính tuần 02/01 – 06/01/2023

Bản tin tài chính cho tuần 02/01 – 06/01 hãy cùng BlogVNFX cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện nổi bật nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?

Bản tin tài chính tuần 02/01 – 06/01/2023

Thị trường chứng khoán thế giới vừa khép lại một năm thảm họa với sự trượt dốc của nhóm cổ phiếu công nghệ, dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc, những biến động địa chính trị, cùng với áp lực từ lạm phát cao và lãi suất tăng. Thống kê của Bloomberg cho thấy, 18 nghìn tỷ USD đã bị thổi bay khỏi các thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm 2022 – một con số kỷ lục. Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI All-Country World cũng giảm hơn 20%, ghi nhận năm tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008.

Trong tuần giao dịch đầu tiên của năm mới 2023, sự tập trung của giới đầu tư toàn cầu sẽ tập trung vào các số liệu việc làm, kinh tế tại Mỹ, biên bản cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), hoạt động kinh tế thu hẹp tại nhiều quốc gia cũng như các số liệu lạm phát tại châu Âu.

  1. Các số liệu việc làm tại Mỹ

Sự chú ý của giới đầu tư sẽ đổ dồn vào các số liệu mới nhất của thị trường lao động Mỹ. Số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 31/12 dự kiến sẽ tăng nhẹ so với tuần trước đó, nhưng vẫn ở gần mức thấp lịch sử, cho thấy, các doanh nghiệp vẫn đang rất khát lao động.

Bảng lương phi nông nghiệp được Bộ Lao động Mỹ công bố vào thứ Sáu dự kiến sẽ cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 200 nghìn việc làm mới trong tháng 12, thấp hơn đáng kể so với mức 265 nghìn việc làm mới trong tháng 11. Các báo cáo cơ hội việc làm JOLTS, bảng lương lĩnh vực tư nhân ADP cũng sẽ nhận được nhiều sự chú ý. Giới đầu tư sẽ tìm kiếm những tín hiệu cho thấy thị trường việc làm đang dần hạ nhiệt sau các đợt tăng lãi suất của FED, qua đó giảm bớt áp lực lạm phát.

  1. Các số liệu kinh tế Mỹ

S&P Global sẽ công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Mỹ trong tháng 12 vào thứ Ba. Chỉ số dự kiến sẽ đạt mức 46,2, tiếp tục giảm so với mức 47,7 trong tháng 11, cho thấy sự thu hẹp hoạt động khi các nhà máy phải vật lộn với nhu cầu yếu. Cũng trong ngày thứ Ba, Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố báo cáo về chi tiêu xây dựng trong tháng 11. Dự kiến mức chi tiêu xây dựng sẽ ghi nhận mức giảm hàng tháng là 0,4% sau khi đã giảm 0,3% trong tháng 10.

Viện quản lý cung ứng (ISM) cũng sẽ công bố chỉ số PMI trong các lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất của Mỹ trong tháng 12. Dự kiến, hoạt động sản xuất tiếp tục thu hẹp với chỉ số PMI giảm từ mức 49 trong tháng 11 xuống còn 48,5 trong tháng 12. Chỉ số PMI lĩnh vực phi sản xuất được dự báo đạt mức 55 – giảm so với mức 56,5 trong tháng 11, nhưng vẫn cho thấy sự mở rộng hoạt động trong tháng cuối năm.

  1. Biên bản cuộc họp tháng 12 của FED

Biên bản cuộc họp chính sách tháng 12 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của FED sẽ được công bố vào thứ Năm, cung cấp cho thị trường thêm thông tin về quan điểm của giới chức FED. Sau hàng loạt đợt tăng lãi suất trong năm 2022 để kiềm chế lạm phát, FED được kỳ vọng sẽ giảm tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2023, để tránh đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, giới chức FED đã nhiều lần phát đi thông điệp rằng, mức lãi suất cao sẽ được duy trì trong thời gian dài hơn, và được đẩy lên mức cao hơn dự kiến để có thể đưa lạm phát quay trở về mức mục tiêu.

  1. Hoạt động kinh tế thu hẹp tại nhiều quốc gia

Hoạt động sản xuất và dịch vụ tại nhiều nền kinh tế lớn được dự báo tiếp tục ghi nhận xu hướng thu hẹp trong tháng 12. Tại Trung Quốc, khảo sát của Caixin dự kiến sẽ cho thấy chỉ số PMI sản xuất giảm từ mức 49,4 trong tháng 11 xuống còn 48,8 trong tháng 12. Chỉ số PMI dịch vụ cũng ghi nhận mức giảm từ 46,7 xuống còn 44,5. Mặc dù đã nới lỏng chính sách phòng dịch, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện vẫn chưa thoát khỏi khó khăn khi số ca nhiễm mới COVID-19 tăng cao.

Chỉ số PMI sản xuất các nền kinh tế Anh, Canada, Australia cũng ghi nhận xu hướng giảm hoặc tăng chậm lại. Trong khi đó tại châu Âu, chỉ số PMI sản xuất nhìn chung có khả năng được cải thiện nhưng vẫn chưa thoát khỏi xu hướng thu hẹp hoạt động. Chỉ số PMI dịch vụ của các nền kinh tế lớn được dự báo đạt kết quả khả quan hơn nhờ lực đẩy từ giai đoạn nghỉ lễ cuối năm.

  1. Tình hình lạm phát tại châu Âu

Theo khảo sát sơ bộ, tỷ lệ lạm phát tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 12 được dự báo tăng 9,7% trong tháng 12, chậm hơn mức tăng 10,1% trong tháng 11. Lạm phát tại các nền kinh tế lớn của khu vực như Đức, Italy nhìn chung cũng được dự báo tăng chậm lại, trong khi lạm phát tại Pháp tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái – cao hơn đôi chút so với mức 6,2% trong tháng 11. Việc đà tăng của lạm phát chững lại tại châu Âu cho thấy các nỗ lực tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã phần nào phát huy hiệu quả.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 30/12

Chỉ số quan trọng Điểm Thay đổi so với phiên trước Thay đổi trong 5 ngày Thay đổi trong 1 tháng
S&P 500 (Mỹ) 3.839,50 -0,25% -0,14% -5,70%
NASDAQ (Mỹ) 10.466,48 -0,11% -0,30% -8,68%
DOW JONES (Mỹ) 33.147,25 -0,22% -0,17% -3,73%
DAX (Đức) 13.923,59 -1,05% -0,12% -4,17%
NIKKEI 225 (Nhật Bản) 26.094,50 +0,00% -0,54% -6,06%
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) 3.089,26 +0,51% +1,42% -2,12%
HANG SENG (Hong Kong) 19.781,41 +0,20% +0,96% +5,92%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 30/12

Cổ phiếu Thay đổi Giá hiện tại
FedEx Corporation (FDX) -1,34% 173,20 USD
Best Buy Co., Inc. (BBY) -1,27% 80,21 USD
Alibaba Group Holding Limited (BABA) -1,17% 88,09 USD
Tesla, Inc. (TSLA) +1,12% 123,18 USD
Macy’s, Inc. (M) +0,93% 20,65 USD

 

Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 02/01

Vàng: Thị trường vàng đóng cửa nghỉ lễ

Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2069 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,2128 và 1,2167. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2069 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,2030 và 1,1971.

Vùng hỗ trợ S1: 1,2030

Vùng cản R1: 1,2128

Bản tin tài chính tuần 02/01 – 06/01/2023

Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong thời gian tới. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0686, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,0733 và 1,0760. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0686 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,0658 và 1,0611.

Vùng hỗ trợ S1: 1,0658

Vùng cản R1: 1,0733

Bản tin tài chính tuần 02/01 – 06/01/2023

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 131,72, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 132,65 và 134,03. Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 131,72, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 130,34 và 129,40.

Vùng hỗ trợ S1: 130,34

Vùng cản R1: 132,65

Bản tin tài chính tuần 02/01 – 06/01/2023

Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3545 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,3576 và 1,3613. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,3545, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3508 và 1,3477.

Vùng hỗ trợ S1: 1,3508

Vùng cản R1: 1,3576

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *