BlogVNFX

Bản tin tài chính tuần 19/12 – 23/12/2022

Bản tin tài chính cho tuần 19/1223/12 hãy cùng BlogVNFX cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện nổi bật nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?

Trong tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, lịch trình kinh tế khá yên ắng, với sự kiện đáng chú ý nhất là cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Đây cũng là cuộc họp của ngân hàng trung ương lớn cuối cùng diễn ra trong năm nay. Tại Mỹ, các dữ liệu về nhà ở và niềm tin của người tiêu dùng sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin mới nhất về sức khỏe của nền kinh tế trong bối cảnh nỗi lo suy thoái đang ngày càng gia tăng. Triển vọng về một đợt tăng điểm trong dịp lễ Giáng sinh đã mờ đi đáng kể, khi giới đầu tư lo ngại rằng, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế.

  1. Cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)

Khác với các ngân hàng trung ương lớn khác trên toàn cầu, BOJ được dự báo sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất âm tại cuộc họp cuối cùng trong năm vào thứ Ba, bất chấp việc lạm phát gia tăng.

Tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản trong tháng 10 đã ghi nhận mức tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái – mức tăng lớn nhất trong hơn 40 năm tại quốc gia này, do giá năng lượng và lương thực tăng cao. Mặc dù vậy, lạm phát ở Nhật Bản vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ và châu Âu, đồng thời đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới hiện vẫn còn khá mong manh.

Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda sẽ từ chức vào tháng 4 tới sau một thập kỷ nắm quyền và một sự thay đổi chính sách lớn được coi là khó có thể xảy ra trước thời điểm đó.

Trong khi đó, dữ liệu lạm phát tháng 11 của Nhật Bản sẽ được công bố vào thứ Năm và dự kiến sẽ tiếp tục ghi nhận xu hướng đi lên.

  1. Dữ liệu kinh tế tại Mỹ

Các nhà đầu tư sẽ nhận được thông tin cập nhật về sức khỏe của thị trường bất động sản Mỹ trong tuần này với các số liệu tháng 11 bao gồm số lượng nhà ở mới khởi công, doanh số bán nhà mới và doanh số bán nhà sẵn có.

Hồi tháng 10, mức lãi suất vay thế chấp tăng đã khiến doanh số bán nhà hiện có của Mỹ giảm tháng thứ 9 liên tiếp, trong khi hoạt động xây dựng nhà cũng giảm mạnh với số lượng dự án nhà ở dành cho một gia đình đạt mức thấp nhất trong gần hai năm rưỡi qua.

Conference Board sẽ công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng vào thứ Tư. Chỉ số này dự kiến sẽ tăng cao hơn sau khi chạm mức đáy trong bốn tháng vào tháng 11.

Dữ liệu về thu nhập và chi tiêu cá nhân được công bố vào thứ Sáu cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ, sau khi hai báo cáo chỉ số giá tiêu dùng gần nhất đều cho thấy áp lực tăng giá dường như đang giảm bớt, dẫn đến hy vọng rằng lạm phát có thể đã đạt đỉnh.

  1. Những diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ

Tính đến hết phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, chứng khoán Mỹ đã giảm phiên thứ ba liên tiếp và đánh dấu tuần giảm thứ hai liên tiếp, do nỗi lo ngại ngày càng gia tăng về việc FED thắt chặt chính sách mạnh tay sẽ đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Trong cả tuần, chỉ số Dow Jones đã giảm 1,66%, S&P 500 giảm 2,09% và Nasdaq giảm 2,72%.

Trong tuần trước, FED đã thực hiện một đợt tăng lãi suất ở mức 0,5 điểm % sau khi đã tiến hành bốn đợt tăng ở mức 0,75 điểm % trước đó. Mặc dù giảm tốc độ nâng lãi suất, FED cho biết, sẽ tiến hành nhiều đợt tăng lãi suất hơn nữa trong thời gian tới, và nhiều khả năng sẽ đẩy lãi suất vượt mốc 5% trong năm 2023, mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2007.

Sunil Krishnan, người đứng đầu quỹ đa tài sản tại Aviva Investors, chia sẻ với Reuters rằng: “Các ngân hàng trung ương đã giáng một đòn mạnh vào các thị trường chỉ vừa mới hồi phục nhờ những kỳ vọng về việc các nhà hoạch định chính sách sẽ trở nên ôn hòa hơn trong vấn đề lạm phát và lãi suất”.

  1. Dữ liệu kinh tế tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)

Sau đợt tăng lãi suất 0,5 điểm % vào tuần trước của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ có một tuần tương đối yên ắng.

Đức sẽ công bố chỉ số môi trường kinh doanh Ifo của tháng 12 vào thứ Hai với kỳ vọng về một sự cải thiện nhẹ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Báo cáo được đưa ra sau khi dữ liệu Nhà quản trị mua hàng (PMI) được công bố hồi tuần trước cho thấy hoạt động kinh tế của Đức đã suy giảm nhẹ tháng thứ hai liên tiếp. Nhiều khả năng mức độ suy thoái kinh tế của Eurozone sẽ nhẹ hơn so với dự báo.

Giới đầu tư cũng sẽ chờ đợi bài phát biểu của Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos vào thứ Ba tuần này.

  1. Dữ liệu kinh tế tại Vương quốc Anh

Vương quốc Anh cũng sẽ có một tuần yên ắng sau đợt tăng lãi suất 0,5 điểm % hồi tuần trước của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE). Số liệu về vay nợ của khu vực công được công bố vào thứ Tư và báo cáo cuối cùng về dữ liệu GDP quý III được công bố vào thứ Năm sẽ là những điểm nhấn nổi bật trong tuần này.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 16/12

Chỉ số quan trọng Điểm Thay đổi so với phiên trước Thay đổi trong 5 phiên Thay đổi trong 1 tháng
S&P 500 (Mỹ) 3.852,36 -1,11% -2,08% -2,85%
NASDAQ (Mỹ) 10.705,41 -0,97% -2,72% -3,95%
DOW JONES (Mỹ) 32.920,46 -0,85% -1,66% -2,45%
DAX (Đức) 13.893,07 -0,67% -3,32% -3,73%
NIKKEI 225 (Nhật Bản) 27.527,12 -1,87% -,134% -1,34%
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) 3.167,86 -0,02% -1,22% +2,28%
HANG SENG (Hong Kong) 19.450,67 +0,42% -2,26% +8,10%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 16/12

Cổ phiếu Thay đổi Giá hiện tại
Ford Motor Company (F) -6,98% 12,12 USD
Moderna, Inc. (MRNA) -6,74% 193,29 USD
Tesla, Inc. (TSLA) -4,72% 150,23 USD
Pfizer Inc. (PFE) -4,12% 51,40 USD
Macy’s, Inc. (M) -2,86% 20,40 USD

 

Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 19/12

Vàng: Giá vàng đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu giá vàng được duy trì ở trên mức 1.786,97, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1.799,58 và 1.806,92. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 1.786,97, nhà đầu tư có thể chọn “short” và chốt lời ở 1.779,63 và 1.767,02.

Vùng hỗ trợ S1: 1.779,63

Vùng hỗ trợ R1: 1.799,58

Bản tin tài chính tuần 19/12 - 23/12/2022

Cặp GBP/USD: Đồng bảng Anh đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu đồng bảng duy trì được ở trên mức 1,2168, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1,2217 và 1,2272. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2168, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 1,2113 và 1,2065.

Vùng hỗ trợ S1: 1,2113

Vùng hỗ trợ R1: 1,2217

Bản tin tài chính tuần 19/12 - 23/12/2022

Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu đồng euro duy trì được ở trên mức 1,0616, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1,0640 và 1,0687. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0616, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 1,0569 và 1,0545.

Vùng hỗ trợ S1: 1,0569

Vùng hỗ trợ R1: 1,0640

Bản tin tài chính tuần 19/12 - 23/12/2022

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá được duy trì ở trên mức 136,96, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 137,63 và 138,58. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 136,96 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 136,02 và 135,35.

Vùng hỗ trợ S1: 136,02

Vùng hỗ trợ R1: 137,63

Bản tin tài chính tuần 19/12 - 23/12/2022

Cặp USD/CAD: Cặp tỷ giá được dự báo có xu hướng giảm trong thời gian tới. Nếu tỷ giá được duy trì ở trên mức 1,3672, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3727 và 1,3760. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,3672, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3639 và 1,3585.

Vùng hỗ trợ S1: 1,3639

Vùng hỗ trợ R1: 1,3727

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *