BlogVNFX

Retail sales là gì? Đặc điểm, ý nghĩa của retail sales

Retail sales là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường Forex. Vậy đặc điểm của Retail sales là gì? Sức ảnh hưởng của doanh số bán lẻ Mỹ lớn đến mức nào? Hãy cùng BlogVNFX tìm hiểu cụ thể hơn dưới đây nhé!

1. Retail sales là gì ?

Retail Sales (doanh số bán lẻ) là một chỉ số dùng để đo lường tổng số tiền mà người tiêu dùng của một quốc gia sử dụng để mua hàng hóa, hoặc đo lường tổng doanh số hàng hóa đã được bán của một ngành hàng cụ thể.

Dựa vào các dữ liệu mà chỉ số retail sales cung cấp, nhà đầu tư có thể phân tích được:

  • Sức khỏe tổng thể của một nền kinh tế hoặc một ngành hàng.
  • Nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng đối với các mặt hàng.
  • Nền kinh tế đang trong giai đoạn mở rộng hay thu hẹp.
  • Tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian ngắn sắp tới.
  • Xu hướng của các giá trị doanh số và lợi nhuận của một nền kinh tế, một doanh nghiệp,…
  • Mức độ hoạt động của một ngành sản xuất cụ thể.

Retail Sales là một chỉ số dữ liệu quan trọng trong việc xác định tổng của sản phẩm quốc nội (GDP). Tại Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ Mỹ được Cục điều tra dân số báo cáo mỗi tháng. Điều này giúp người dân và các tập đoàn nắm bắt được hướng di chuyển của nền kinh tế.

Tìm hiểu về doanh số bán lẻ – Doanh số bán lẻ nước Mỹ (Retail sales) là gì? 

2. Đặc điểm của Retail sales

  • Retail sales có tuổi thọ ngắn: Là một chỉ số kinh tế rộng lớn, bản báo cáo về doanh số bán lẻ của một thị trường thường được tính toán rất thường xuyên. Tại Hoa Kỳ, mỗi tháng sẽ có một báo cáo Retail sales mới.
  • Retail sales bộc lộ sức khỏe thị trường: Được coi là chỉ số kinh tế vĩ mô hàng đầu, những biến động tích cực trên chỉ số Retail sales chính là sự biểu hiện của một nền kinh tế có sức khỏe ổn định. Dựa vào những dữ liệu đó, nhà phân tích có thể đánh giá được xu hướng tiếp theo của thị trường là mở rộng hay thu hẹp.
  • Retail sales chịu tác động từ sự thay đổi về giá: Với một số sản phẩm đặc biệt như xăng dầu, những biến động lớn về giá sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của thị trường. Điều này là nguyên nhân chính tác động đến chỉ số Retail sales.
  • Retail sales khác nhau giữa các ngành hàng: Với mỗi ngành hàng, chỉ số Retail sales lại cho ra những con số khác nhau. Điều này khẳng định nhu cầu của người tiêu dùng trên từng sản phẩm của thị trường là khác nhau. Vì thế, việc phân tích doanh số bán lẻ sẽ giúp bạn nhận ra những ngành hàng được tiêu dùng mạnh mẽ nhất của một thị trường.

Doanh số bán lẻ là chỉ số được tổng hợp và báo cáo thường xuyên. 

3. Ý nghĩa của Retail sales

  • Thể hiện sức khỏe tổng thể của một nền kinh tế: Doanh số bán lẻ càng cao chứng tỏ tiềm năng phát triển của nền kinh tế đó càng lớn.
  • Thể hiện nhu cầu tiêu dùng: Những ngành hàng có doanh số bán lẻ cao thường có tiềm năng phát triển lớn hơn.
  • Thể hiện hiện trạng của nền kinh tế đang mở rộng hay thu hẹp: Nếu chỉ số Retail sales của một thị trường có tín hiệu tốt trong một thời gian dài, nó thể hiện sự mở rộng của nền kinh tế. Ngược lại, những biến động tiêu cực có thể là dấu hiệu của sự thu hẹp.
  • Thể hiện tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian ngắn sắp tới: Doanh số bán lẻ thể hiện khả năng chi tiêu của người tiêu dùng và sức khỏe của một nền kinh tế. Nếu doanh số bán lẻ đang có biến động tốt. Các doanh nghiệp sẽ tích cực thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm. Ngược lại, nếu doanh số bán lẻ có tín hiệu xấu, nền kinh tế thị trường có những dấu hiệu bất ổn thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao.
  • Thể hiện mức độ hoạt động của một ngành sản xuất cụ thể: Khi một ngành hàng được người tiêu dùng quan tâm và tích cực tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu nâng cao hoạt động sản xuất cho ngành hàng đó. Việc này được thực hiện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Doanh số bán lẻ thể hiện nhu cầu tiêu dùng trên một ngành hàng cụ thể.

4. Ảnh hưởng của Retail sales

a. Đối với nền kinh tế

Retail Sales được coi là thước đo chính xác cho sức khỏe kinh tế của một quốc gia và có liên quan mật thiết đến các vấn đề lạm phát, giảm phát. Cụ thể:

  • Khi nền kinh tế gặp khó khăn do vấn đề lạm phát và túi tiền của người tiêu dùng trở lên eo hẹp. Nó làm giảm nhu cầu tiêu dùng của mọi người vào các ngành hàng quần áo, thiết bị điện tử,… Thay vào đó, việc lựa chọn những nhu yếu phẩm và kiểm soát tiêu dùng sẽ được ưu tiên hơn. Điều này cũng phần nào kéo theo sự suy giảm doanh số bán lẻ của toàn thị trường.
  • Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển, con người có nhiều cơ hội việc làm. Nhờ đó, các nhu cầu tiêu dùng của nhiều ngành hàng sẽ lại tăng lên. Con người sẽ bắt đầu mua sắm nhiều hơn và khiến doanh số bán lẻ tăng cao hơn.

Nền kinh tế thị trường bất ổn khiến nhu cầu chi tiêu bị thắt chặt và làm ảnh hưởng đến doanh số bán lẻ.

b. Đối với thị trường chứng khoán

  • Khi chỉ số Retail Sales tích cực: Các biểu hiện tích cực của chỉ số Retail Sales tích cực sẽ giúp nhà đầu tư làm việc với tâm lý lạc quan. Bên cạnh đó, nó mang lại nhiều lợi thế cho các công ty cổ phần, giúp cổ đông và các nhà đầu tư phấn khích khi mua nhiều cổ phiếu hơn. Đây là yếu tố chính khiến giá cổ phiếu được đẩy lên nhanh chóng.
  • Khi chỉ số Retail Sales tiêu cực: Thời điểm chỉ số Retail Sales giảm thấp là dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế. Khi này các nhà đầu tư chứng khoán sẽ tích cực bán ra các cổ phiếu để chuyển đổi sang những dạng tài sản khác an toàn hơn, như trái phiếu hoặc kim loại quý. Điều này tác động mạnh đến giá cổ phiếu và có thể khiến nó giảm mạnh. Trong khi đó, các loại trái phiếu và đá quý khác được săn đón và tăng giá.

Doanh số bán lẻ tăng có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.

c. Đối với thị trường tiền tệ

Tại Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ là một bản báo cáo quan trọng được FED xem xét kỹ mỗi tháng, việc này giúp tổ chức có thêm dữ liệu để đưa ra quyết định tăng hay giảm lãi suất trong tương lai.

Cụ thể: 

  • Khi nền kinh tế phát triển quá nhanh, các dòng tiền trong thị trưởng hoạt động mạnh mẽ sẽ khiến chỉ số Retail Sales tăng cao. Điều này làm tăng tỷ lệ lạm phát và khiến giá cả của hàng hóa tăng vọt. Lúc đó, FED sẽ đưa ra quyết định về việc tăng lãi suất để điều chỉnh lại thị trường và hạn chế lạm phát. Khi FED tăng lãi suất, đồng USD cũng tăng giá trị.
  • Khi kinh tế bước vào giai đoạn suy thoáiRetail Sales giảm mạnh mẽ. FED sẽ đưa ra các biện pháp kích thích nền kinh tế tăng trưởng bằng việc hạ lãi suất và khiến đồng USD giảm giá.

Doanh số bán lẻ tốt khiến đồng USD tăng giá.

d. Những doanh nghiệp được bao gồm trong báo cáo Retail sales

Dưới đây là những doanh nghiệp được bao gồm và tính toán trong báo cáo doanh số bán lẻ của khu vực:

  • Đại lý xe hơi.
  • Đại lý trực tuyến của các cửa hàng.
  • Nhà thuốc và cửa hàng thuốc.
  • Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thời trang, quần áo, phụ kiện.
  • Cửa hàng điện tử và thiết bị điện tử.
  • Trạm xăng,…

5. Tầm quan trọng của Retail sales trong phân tích

Đối với Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ thể hiện mức chi tiêu của người tiêu dùng nước Mỹ và chiếm tới 66% tổng tài sản quốc nội của quốc gia (GDP). Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ chính là đại diện cho số liệu cuối cùng của một chuỗi cung ứng. Vì vậy, Retail sales được coi là một chỉ số quan trọng trong phân tích. Cụ thể:

  • Retail sales cho biết thực trạng của nền kinh tế: Điều này giúp các tổ chức nhà nước phân tích và ra quyết định về việc liệu hướng đi hiện tại của nền kinh tế có đang đúng hướng hay không.
  • Retail sales giúp dự đoán tình trạng của nền kinh tế: Dựa trên các số liệu về hoạt động bán lẻ, tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp,… nhà phân tích Retail Sales có thể đưa ra nhiều dự đoán về trạng thái của nền kinh tế trong tương lai. Đây có thể là các dự đoán về tình trạng lạm phát, giảm phát hay tiến độ phát triển kinh tế,…

6. Tra cứu chỉ số Retail sales ở đâu ?

Chỉ số Retail sales được công bố bởi Cục điều tra dân số và bộ ngoại thương Hoa Kỳ vào khoảng giữa các tháng lúc 7h30 – 8h30 tối (Theo giờ Việt Nam). Để tra cứu chỉ số này, bạn có thể truy cập một trong số các trang Website dưới đây:

  • Tra cứu doanh số bán lẻ Hoa Kỳ thông qua trang web của St.Louis FRED: https://fred.stlouisfed.org/categories/6
  • Tra cứu doanh số bán lẻ của các quốc gia khác thông qua Trading Economics: https://tradingeconomics.com/country-list/retail-sales-mom

7. FAQ

a. Retail sales được tính như thế nào ?

Doanh số bán lẻ được tổng hợp lại hàng tháng bởi Cục điều tra dân số và một bộ phận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Sau đó báo cáo sẽ được phát hành vào giữa tháng và bao gồm doanh số bán hàng của tháng trước.

b. Lạm phát tác động đến Retail sales như thế nào ?

Lạm phát xảy ra khiến giá của hầu hết các mặt hàng sản phẩm và dịch vụ tăng đột biến. Điều này khiến người tiêu dùng trở lên quan ngại và có xu hướng giảm quy mô chi tiêu. Thay vào đó, họ sẽ ưu tiên những nhu yếu phẩm và lựa chọn những món hàng chống lạm phát. Việc này chính là tác động của sự lạm phát lên chỉ số Retail sales.

c. Tại sao Retail sales lại quan trọng ? 

Doanh số bán lẻ được coi là thước đo thay thế cho chi tiêu của người dùng. Nói cách khác đây chính là thước đo về sức khỏe của một nền kinh tế.

8. Kết Luận

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất để giúp bạn đọc hiểu thêm về Retail sales và tầm quan trọng của chỉ số này. Là một trong những thước đo về sức khỏe của nền kinh tế, Retail sale sẽ có thể đem lại cho người phân tích rất nhiều dữ liệu quý giá về thị trường.

Theo dõi chúng tôi qua fanpage: Blog VNFX

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *